Bệnh đau vai gáy là một trong những căn bệnh về cột sống cổ phổ biến nhất hiện nay, và đang có xu hướng trẻ hóa , bệnh gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và làm việc. Không chỉ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu mà đau vai gáy còn là dấu hiệu nguy hiểm hơn về xương khớp như thoái hóa cột sống cổ ,thoát vị đĩa đệm cổ…. Vì vậy, để việc phát hiện sớm và điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh cần có kiến thức về bệnh để có thể đề phòng, chẩn đoán chính xác khi có những dấu hiệu và tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp.

Chứng bệnh đau vai gáy là gì ?
Bệnh đau vai gáy là nhóm các bệnh có liên quan chặt chẽ đến hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng vai gáy. Đây là tình trạng đau cơ vùng vai gáy do bị co cứng , khiến việc vận động quay cổ, quay đầu bị hạn chế. Dấu hiệu bệnh đau vai gáy thường xuất hiện vào buổi sáng, khi ngủ dậy. Đặc biệt là các công việc văn phòng: đánh máy tính, , sử dụng thiết bị di động cầm tay… hay do lao động quá sức, làm việc sai tư thế… trong thời gian dài.
Thời gian đầu, người bệnh chỉ cảm thấy đau mỏi nhẹ ở vùng vai gáy và cảm giác bị hạn chế vận động vùng cổ gáy, vùng đầu làm người bệnh không quay đầu thoải mái được.
Nguyên nhân gây ra bệnh đau vai gáy :
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau vai gáy như do yếu tố bên ngoài tác động hoặc dấu hiệu cảnh báo một vài bệnh lý nguy hiểm…nên khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh cần tìm đên các cơ sở y tế để có thể được thăm khám và điều trị. Một số nguyên nhân chính như :
- Do các chấn thương từ trước : Bị chấn thương vùng gáy do tai nạn trong cuộc sống, chơi thể thao… cũng có thể làm tổn thương đến dây chằng, gân, đốt sống… gây nên các cơn đau nhức ở cổ, bả vai, lưng.
- Do bị Nhiễm lạnh: Việc ngồi phòng ở phòng điều hòa, tắm nước lạnh… làm cho cơ thể bị nhiễm lạnh, khí huyết ngưng trệ. Lâu dài sẽ làm dây thần kinh bị tổn thương, khiến các triệu chứng nhức mỏi vai gáy này càng nặng hơn.
- Thiếu dinh dưỡng: tình trạng đau vai gáy cũng có thể do cơ thể thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là canxi khiến cho các dây thần kinh ngoại vi hoạt động yếu dẫn tới tê bì, đau đớn vùng vai gáy.
- Tập luyện thể dục , thể thao quá sức: Việc tập luyện thể dục , thể thao và vận động thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai cho xương khớp, góp phần giúp giảm ngừa đau nhức hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn tập luyện quá sức hay khởi động qua loa hoặc không khởi động trước khi chơi thể thao và thực hiện không đúng kỹ thuật thì rất dễ gây ra những cơn đau mỏi vai gáy và bị nhức mỏi.

- Do tính chất công việc hằng ngày : Ngồi quá lâu ở một tư thế , sinh hoạt hằng ngày sai tư thế làm quá trình lưu thông khí huyết ở cột sống cổ bị ảnh hưởng, dẫn tới thiếu máu nuôi dưỡng dây thần kinh khiến các cơ ở vùng cổ và bả vai bị chèn ép, gây ra hiện tượng đau mỏi ở vai gáy
- Nằm ngủ sai tư thế: nằm ngủ ở tư thế gục trên bàn, nằm ngủ không trở mình, nghiêng đầu về 1 bên hoặc dùng gối quá cao… làm cho mạch máu bị chèn ép, lượng máu lưu thông kém gây đau mỏi.
Ngoài ra cũng còn một số nguyên nhân khác gây ra bệnh đau vai gáy do các bệnh lý khác gây ra như :
- Do các cột sống cổ: thoát vị đĩa đệm cổ, thoái hóa cột sống cổ…
- Bệnh rối loạn chức năng dây thần kinh: các dây thần kinh bị kéo dãn quá mức gây ra đau.
- Bị tổn thương ở khớp vai
- Do loãng xương : loãng xương làm cho xương trở nên giòn yếu và gây nên các cơn đau vai gáy.
- Bệnh túi mật: khi túi mật không thể hoạt động bình thường sỏi mật xuất hiện, dẫn tới các cơn đau sau gáy hoặc giữa bả vai.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh đau vai gáy:
- Cơn đau thường xảy ra vào lúc sáng sớm, khi ngủ dậy hoặc khi ngồi làm việc.
- Ở một số người cơn đau có cảm giác tê mỏi, nặng tay nhiều hơn đau một số trường hợp khác cơn đau vai gáy chỉ diễn ra độc lập.
- Các cơn đau vai gáy sẽ gia tăng khi người bệnh hoạt động mạnh, giảm khi nghỉ ngơi.
- Do lượng máu lưu thông lên não giảm nên sẽ có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu…
- Các cơn đau vai gáy gây ra có thể lan lên đầu, xuống cánh tay và các ngón tay gây tê bì, rối loạn cảm giác.
- Cổ cứng, khó cử động linh hoạt.
- Cơn đau tăng lên khi vận động cột sống cổ, khi ho, hắt hơi., hay đổi thời tiết.
Các phương pháp điều trị bệnh đau vai gáy
Sử dụng thuốc chữa đau vai gáy
- Các loại thuốc giảm đau: Paracetamol, Aspirin kết hợp với codein hoặc tramadol giúp điều trị và giảm các triệu chứng đau mỏi vai gáy thông thường.
- Các loại thuốc kháng viêm không steroid: Diclofenac, Piroxicam, Meloxicam Celecoxib…
- Các loại thuốc giãn cơ: Diazepam, Myonal, Mydocalm dùng cho các trường hợp đau cơ cấp, co cứng cơ khó vận động.
- Các loại thuốc chống trầm cảm: Amitriptylin, dùng cho bệnh nhân đau vai gáy mạn tính, rối loạn giấc ngủ.
Lưu ý ; người bệnh phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng vì nếu uống không đúng liều lượng hoặc không đúng thuốc sẽ gây tác dụng phụ như: xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, ảnh hưởng gan… thậm chí nếu lạm dụng có thể gây giòn xương, gãy xương.
Thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu chữa đau vai gáy
Đây là phương pháp chữa bệnh bằng cách sử dụng tác nhân vật lý tự nhiên hay nhân tạo, tác động vào vùng vai gáy đang bị tổn thương. Đây là phương pháp điều trị được đánh giá cao vì nó giúp giảm thiểu biến chứng, hạn chế bệnh tái phát.
Một số phương pháp vật lý trị liệu thường được sử dụng như:
- Xoa bóp, bấm huyệt: dùng lực từ bàn tay, ngón tay tác động lên các huyệt đạo vùng vai lưng, cổ để giúp máu được lưu thông tốt hơn, khiến người bệnh cảm thấy thư giãn, giảm đau nhức và điều trị bệnh hiệu quả.
- Châm cứu: sử dụng kim châm tác động vào các huyệt vị giúp lưu thông khí huyết, giảm sự co thắt cơ gây đau nhức.
- Nhiệt trị liệu: Tận dụng nguồn nhiệt nóng giúp nâng cao tuần hoàn, dinh dưỡng tại chỗ, giúp giảm đau, chống viêm cho người bệnh.
- Sóng ngắn: Sử dụng sóng âm tạo nhiệt nóng ở sâu bên trong, tăng cường chuyển hóa, giảm phù nề, chống viêm, giảm triệu chứng đau mỏi vai gáy.
Áp dụng các bài tập chưa đau vai gáy
Tập luyện Yoga
Các bài tập Yoga điều trị đau vai gáy thường rất đơn giản nhưng lại mạng lại hiệu quả khá cao giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, làm giảm nhanh các cơn đau ở vùng cổ, vai, gáy… phù hợp với mọi đối tượng.
Ngoài ra người bệnh còn có thể áp dụng một phương pháp điều trị đau vai gáy tại nhà giúp làm giảm các cơn đau hiệu quả như : nghỉ ngơi, chườm đá , tập luyện thể dục,…
Cách phòng ngừa triệu chứng đau mỏi vai gáy cho nhân viên văn phòng
Đau mỏi vai gáy là các dấu hiệu thường gặp của nhân viên văn phòng hay các công việc có bản chất ngồi một chỗ cố định trong thời gian dài và ít vận động như nhân viên lập trình máy tính, kế toán, kiến trúc sư…Để phòng ngừa đau vai gáy, mọi người nên thay đổi thói quen khi ngồi làm việc:
Mẹo chữa đau vai gáy :
- Nên đặt màn hình máy tính làm việc ngang tầm mắt, điều chỉnh chiều cao bàn ghế phù hợp sao cho khuỷu tay vuông góc với mặt bàn khi gõ máy.
- Không dùng bả vai và đầu để giữ điện thoại khi nói chuyện.
- Không nằm ngủ gục mặt trên bàn.
- Không nên ngồi cố định quá lâu trong thời gian dài, nên thay đổi tư thế đứng lên vươn vai đi lại sau 1-2 tiếng làm việc liên tục.
Cách chữa đau vai gáy của người Nhật , người bệnh có thể áp dụng :
- Chuẩn bị một cái khăn tắm nhỏ hoặc một tấm vải mềm rồi cuộn tròn chúng lại.
- Nằm thẳng trên giường và đặt khăn đã cuộn xuống phía dưới bả vai
- Nếu đặt ở bên dưới vai phải, tay trái sẽ đặt lên vai phải ( Lưu ý là đặt tay sao cho cánh tay phải luôn ở tư thế vuông góc.)
- Hướng bàn tay trái lên trên đầu và thả lỏng toàn thân.
- Giữ nguyên động tác này trong khoảng 10 giây.
- Sau thời gian đó, thả lỏng toàn bộ cơ vai bị co cứng. Thực hiện tương tự như vậy với phần vai trái.
- Kiên trì áp dụng phương pháp này mỗi khi rảnh rỗi sẽ thấy được hiệu quả mà nó mang lại.
Mỗi người khi nhận thấy những triệu chứng dấu hiệu đau mỏi vai gáy xuất hiện với tần suất liên tục, thường xuyên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế , các phòng khám uy tính gần nhất để được kiểm tra chuẩn đoán và điều trị đúng cách kịp thời. Hiểu đúng bệnh, chữa đúng cách sẽ giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi cơn đau, phục hồi thể trạng sức khỏe, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống.