Bệnh đau lưng là gì ?
Đau lưng là một trong những triệu chứng bệnh phổ biến hiện nay khi xuất hiện sẽ có cảm giác đau đớn ở mặt trên phía sau của cơ thể, tức là vùng lưng.Những cơn đau lưng có thể tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Triệu chứng đặc trưng của đau lưng đó có thể là đau âm ỉ, nhức nhối, đau thấu xương hoặc cảm giác nóng rát. Cơn đau có thể lan ra cả vùng cánh tay, bàn tay cũng như cẳng chân và tới cả bàn chân. Nhiều trường hợp, đau lưng còn có thể dẫn đến tê bì chân tay hoặc yếu cơ.

Tùy thuộc vào từng vị trí đau lưng mà phân chia thành các khu vực khác nhau
- Đau lưng vùng cổ (đau lưng trên)
- Đau giữa lưng
- Đau lưng dưới (đau thắt lưng)
- Đau lưng vùng xương cụt
Trong 4 khu vực trên thì tình trạng đau lưng dưới (đau thắt lưng) là thường xuyên gặp phải nhất,vì đây chính là vị trí phải gồng gánh hầu như toàn bộ phần trên cơ thể
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng ?
Tình trạng đau lưng xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân gây ra có thể xuất phát từ những vấn để ở cơ, xương, khớp, dây thần kinh hoặc những bộ phận khác xung quanh cột sống. Ngoài ra một số trường hợp cũng có thể liên quan đến thận, động mạch chủ, tuyến tụy, túi mật hoặc một số cấu trúc bên trong cơ thể khác.

Một số nguyên nhân phổ biến như :
- Do chấn thương: gặp phải những chấn thương do tập luyện, tai nạn khiến cho phần xương cột sống lưng bị ảnh hưởng.
- Do hoạt động sai tư thế: Ngồi gù vai về phía trước, đứng gù lưng, … gây áp lực lên cột sống và gây ra những cơn đau mỏi lưng.
- Đeo ba lô quá nặng: khi đeo một chiếc ba lô quá tải với cơ thể sẽ dẫn đến vấn đề nguy hiểm về cột sống lưng.
- Nâng vật nặng không đúng cách: khiến cột sống lưng chịu rất nhiều tổn thương, kéo dài có thể gây ra đau lưng cấp hoặc mãn tính
- Co cơ khi vận động: Khi hoạt động quá sức, cơ thể mệt mỏi gây nên hiện tượng co cơ và đau nhức vùng lưng.
- Hay một số trường hợp là do : Nhiễm trùng nghiêm trọng, nội tạng tổn thương, mạch máu gặp sự cố, Các vấn đề liên quan đến cột sống, rễ thần kinh, tủy sống,….
Ngoài ra một số yếu tố sau đây sẽ làm tăng nguy cơ đau lưng như:Thừa cân, béo phì , Lười vận động, ít tập thể dục Hút thuốc lá , Đi đứng, ngồi, nằm sai tư thế , Phụ nữ mang thai ,Áp lực công việc, căng thẳng thần kinh
Các yếu tố tác động làm tăng nguy cơ bệnh ?

- Phụ nữ đau lưng thời kỳ mang thai.
- Đặc thù nghề nghiệp thường xuyên phải đứng , ngồi 1 chỗ trong thời gian dài như dân văn phòng, thợ xây dựng, lái xe.
- Người Ít hoặc lười vận động.
- Người có tình trạng Thể lực kém.
- Tuổi tác: người lớn tỉ tỉ lệ mắc bệnh càng cao
- Hút thuốc, sử dụng chất kích thích
- Làm việc nặng quá sức, không đúng cách.
- Di truyền từ người thân trong gia đình
- Giới tính: tỷ lệ Nữ giới có nguy cơ cao hơn so với nam giới, có thể là do nội tiết tố.
- Thường xuyên Căng thẳng, stress, rối loạn tâm trạng
- Có tiền sử bị các bệnh lý xương khớp như viêm khớp, thoát vị đĩa đệm.
Triệu chứng của bệnh đau lưng
Nếu tình trạng đau lưng kéo dài và xuất hiện một số triệu chứng sau thì người bệnh nên đi khám bác sĩ để được giúp đỡ
- Đau lưng kèm vết thương
- Tê bì, có cảm giác kiến bò ở tay chân
- Cơn sốt kéo dài kèm theo các triệu chứng đau lưng
- Đại tiện , tiểu tiện mất kiểm soát
- Đau lưng kéo dài liên tục không ngừng
Chẩn đoán bệnh đau lưng
Thông thường những cơn đau lưng nhẹ sẽ rất khó khăn trong việc chẩn đoán chính xác. Vì những cơn đau nhẹ sẽ tự biến mất tự nhiên sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên một số triệu chứng đau lưng nghiêm trọng cần được đặc biệt chú ý và cần được khám và chẩn đoán để điều trị là:
- Đau lưng gây tê, mất cảm giác
- Rối loạn đại tiểu tiện
- Xương bị lão hóa, loãng xương
- Có tiền sử bị chấn thương nặng
- Đau lưng kéo dài không đỡ sau khi đã thực hiện một số phương pháp cải thiện
- Có sử dụng thuốc chứa corticosteroid trong thời gian dài
- Đau lưng sau khi tiêm tĩnh mạch
- Nhiễm trùng tiết niệu
- Ức chế miễn dịch
- Sụt cân nghiêm trọng
- Người bệnh có tiền sử ung thư
Chẩn đoán đau lưng để xác định bệnh lý
Nếu nghi ngờ cơn đau là do biến dạng cột sống hoặc do triệu chứng từ các bệnh lý khác, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm sau:
- Chụp X quang
- Chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI)
- Chụp cắt lớp vi tính (CT)
- Xét nghiệm máu
Một số cách trị đau lưng hiệu quả ?

Thực hiện các phương pháp giảm đau lưng tại nhà như : Massage, chườm nóng hoặc lạnh, tập thể dục, nghỉ ngơi,…
- Sử dụng thuốc tây
- Điều trị bằng các bài thuốc nam
- Tập luyện các bài tập vật lí trị liệu, bài tập yoga để điều chữa đau lưng
- Tiêm Cortisone ngoài màng cứng trị đau lưng
- Kích thích dây thần kinh xuyên da ( TENS)
Thuốc điều trị đau lưng
Các loại thuốc đau lưng có tác dụng giảm đau lưng khá hiệu quả luôn là sự lựa chọn đầu tiên mà người bệnh nghĩ tới khi cơn đau xuất hiện. Và hiện nay có rất nhiều loại thuốc chữa đau lưng , giảm đau và chống viêm như: indomethacin, aspirin, panadol, diclofenac… Ngoài ra, bạn cũng có thể sử Indomethacin để giảm đau do viêm khớp, bệnh gout, viêm bao hoạt dịch, viêm gân
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng một số loại miếng dán giúp giảm đau như:
- Miếng dán Salonpas
- Miếng dán ThermaCare
- Miếng dán đau lưng Harikkusu
- Miếng dán ở huyệt đạo Roihi Tsuboko
Cách phòng tránh và ngăn ngừa bệnh đau lưng
Để hạn chế cơn đau tái phát và phòng ngừa đau lưng bạn cần thực hiện đúng những tư thế trong vận động, sinh hoạt hàng ngày.
- Khi mang vác vật nặng, cần mang đúng tư thế và cân nặng vừa sức tránh được sự tổn thương cho lưng.
- Không đi giầy gót quá cao. Khi ngồi lâu thỉnh thoảng nên đứng dậy, đi qua đi lại, thư giãn xương lưng.
- Nên ngủ trên nệm cứng; gối cao vừa phải để đầu và mình ngang bằng.
- Khi xem tivi hoặc đọc sách lâu, nên nằm nghỉ ngơi một thời gian để tránh căng cho xương sống.
- Tập thể dục thường xuyên tăng cường sức mạnh cho bắp thịt, dây chằng ở lưng.
- Cải thiện chế độ ăn uống bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho xương khớp.